Vi phạm hợp đồng thương mại không còn quá xa lạ trong thời đại ngày nay. Vi phạm hợp đồng thương mại có thể dẫn đến những mất mát về kinh tế không hề nhỏ. Pháp luật hiện nay quy định rõ ràng các vi phạm hợp đồng thương mại, cũng như các biện pháp xử lý hành vi vi phạm. Hãy cùng Nhachay.vn tìm hiểu về vi phạm hợp đồng thương mại.
I. Quy định về vi phạm hợp đồng thương mại
1. Hợp đồng thương mại là gì?
Hợp đồng thương mại là gì ? Hợp đồng thương mại được hiểu là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.
Ví dụ về hợp đồng thương mại: Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa 2 công ty; Hợp đồng bán hàng xuất khẩu…
2. Vi phạm hợp đồng thương mại là gì?
Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng là xử sự của các chủ thể hợp đồng không phù hợp với các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng.
Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm hợp đồng thương mại là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng. Cần lưu ý, các bên không chỉ thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng mà còn phải thực hiện cả những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (nội dung thường lệ của hợp đồng).
Vậy nên, khi xem xét một hành vi có là hành vi vi phạm hợp đồng hay không phải căn cứ vào các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng và cả quy định pháp luật có liên quan.
3. Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại?
Trong thực tiễn, để xác định việc có hay không một hành vi vi phạm hợp đồng thương mại phải chứng minh được hai vấn đề. Đó là quan hệ hợp đồng hợp pháp giữa các bên và có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng. Hợp đồng hợp pháp là cơ sở phát sinh nghĩa vụ giữa các bên và là căn cứ quan trọng để xác định hành vi vi phạm. Cần đối chiếu giữa thực tế thực hiện hợp đồng với các cam kết trong hợp đồng hoặc các quy định pháp luật có liên quan để xác định chính xác hành vi vi phạm hợp đồng.
Mặt khác, khi xem xét hành vi vi phạm hợp đồng thương mại với tư cách là căn cứ để áp dụng chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại cần phải có sự đánh giá về vi phạm cơ bản và không cơ bản. Vấn đề này mới được đưa vào Luật thương mại năm 2019 như sau: “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản” (Điều 293).
Luật thương mại năm 2019 còn đưa ra khái niệm “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” (Khoản 13 Điều 3).
II. Xử lý hành vi vi phạm hợp đồng thương mại
Căn cứ dựa trên Quy định của Bộ luật dân sự 2015, quy định về xử lý vi phạm hợp đồng như sau:
1. Việc thỏa thuận phạt vi phạm
– Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng và theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
– Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác của pháp luật.
– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại quy định.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm theo quy định.
2. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
– Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định.
– Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại và người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
– Theo yêu cầu của người có quyền và Tòa án, người có nghĩa vụ có thể bị buộc phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc đó.
III. Biện pháp xử lý hành vi vi phạm
1. Phạt hành vi vi phạm hợp đồng thương mại
Căn cứ tại điều 301 Luật Thương Mại 2019, quy định về mức phạt như sau:
– Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương Mại 2019
2. Hủy bỏ hợp đồng thương mại
Việc Hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng hay hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực, và Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2019, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp như sau:
– Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng theo quy định.
– Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng đã được ký kết.
IV Kết luận
Pháp luật hiện hành có quy định rất rõ về vi phạm hợp đồng thương mại và các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng thương mại để bảo vệ quyền lợi cho các bên. Doanh nghiệp ngày nay cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản trong hợp đồng thương mại để tránh những mâu thuẫn và mất mát không đáng có. Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các bài viết về nghiệp vụ pháp lý và các loại hợp đồng tại MISA AMIS